#52: Phương pháp ghi chú Cô Neo 📝
Chào bạn, Many One Percents Newsletters là nơi mình chia sẻ những trải nghiệm, kiến thức về công nghệ và năng suất, với hi vọng giúp bạn trở nên tốt hơn 1% ở trong mặt nào đó của cuộc sống.
Hello bello cello,
Đây có thể là newsletter chính thức đầu tiên của Many One Percents tới bạn, sau khi bạn đăng ký nhận Best reads of '21. Cảm ơn bạn đã cho phép mình được gửi thêm một email hằng tuần vào hòm thư đã đầy ắp email công việc (và quảng cáo).
Newsletter là một trong những nguồn kiến thức giá trị nhất mình tìm kiếm được trong năm qua, và đó cũng là mục tiêu của mình đối với newsletter này. Mình hi vọng bạn sẽ học thêm được một điều gì đó mới mẻ về công nghệ và năng suất.
Còn bây giờ chúng ta vào nội dung chính của newsletter ngày hôm nay nhé!
—
Tuần vừa rồi, mình đã hoàn thành được hai việc quan trọng: đi tiêm vaccine mũi 3 và mua cho mẹ mình một chiếc máy tính mới (•̀ᴗ•́ )و ̑̑
Đáng ra mình đã phải mua máy cho mẹ từ sớm hơn, mà do đợt tháng 7 ở Hà Nội cứ hết giãn cách xã hội rồi tới nhà mình bị phong tỏa nên thành ra chẳng ho he gì được.
Trong lúc tham khảo, mình nhận ra rằng với cùng một số tiền mình đã bỏ ra cách đây có 5 năm, mình có thể mua một chiếc laptop mạnh mẽ hơn so với ngày xưa rất, rất nhiều. Laptop xịn có thể không rẻ hơn, nhưng những chiếc laptop rẻ thì càng ngày càng có thông số khủng hơn 0.0''
Tuy vậy mình lại quyết định mua một chiếc PC để (dưới) bàn làm việc, kèm theo màn hình lớn và bàn phím, để mẹ mình có nhiều không gian làm việc hơn, và ngồi đúng tư thế hơn (không phải khom khom để nhìn trên cái màn laptop bé tin hin ಥ_ಥ)
Bạn có thể tưởng tượng mẹ mình - một cô giáo - được ngồi làm powerpoint và excel và word và xem phim và nghe nhạc và đọc Dantri.com.vn và dạy zoom trên một cái màn 24 inch kèm theo webcam 1080 full HD đã vui thế nào rồi đó =))
(và mình thì mai sau có thể nâng cấp con máy này thêm để chơi game ( ๑‾̀◡‾́)(‾̀◡‾́ ๑) =))) )
Bài viết tuần này 🔥
Bạn đã bao giờ nghe tới phương pháp ghi chú Cornell?
Lần đầu tiên khi mình nghe tới phương pháp này, mình đã rất ngạc nhiên: "Tại sao chỉ mình trường Cornell có phương pháp ghi chú riêng vậy? Nó có gì đặc biệt?"
Sự tò mò này thôi thúc mình tìm hiểu về phương pháp này, và cũng là lý do cho bài viết ngày hôm nay (Spoiler: phương pháp này khá giống cách chúng ta ghi chú lúc đọc sách giấy)
Mời bạn đọc bài viết: Phương pháp ghi chú Cornell là gì – sinh viên trường Cornell có dùng nó không ? 🤔
Weekly discovery: Sorted 🔍
Năng suất của bạn sẽ thế nào nếu bạn có thể sắp xếp tất cả các cuộc họp trong ngày cùng với những todo khác ở trên cùng một giao diện?
Tuần vừa rồi, mình vô tình gặp (lại) Sorted, ứng dụng được sinh ra để giúp chúng ta làm điều đó.
Lần đầu tiên mình sử dụng Sorted là cách đây 3 năm, hồi mình còn nghiên cứu thị trường ở Habitify.
Hồi đó Sorted chỉ định hướng là một todo app thông thường có tích hợp với Google Calendar thôi. Còn bây giờ Sorted brand bản thân là một ứng dụng todo dạng "Hyper-scheduling" - giúp bạn dễ dàng lên kế hoạch trong ngày và thay đổi lịch khi kế hoạch có sự thay đổi.
Giả dụ bạn có một cái meeting bị quá giờ, Sorted sẽ cho phép bạn dễ dàng lùi thời gian bắt đầu của toàn bộ công việc mà bạn định làm ngay sau meeting đó. Bạn có thể chọn các tasks và vuốt cái thước timeline ở bên trái để lùi/tiến thời gian tùy ý 😲
Bên cạnh tính năng (hay nhất) này, Sorted cũng rất đáng để bạn trải nghiệm bởi:
Giao diện đẹp, đơn giản, rất mượt
Có hệ thống List và Tag đầy đủ như Todoist, TickTick, Things 3
Bản Free rất đầy đủ tính năng, bản PRO chỉ trả phí một lần
Hiện tại Sorted đang có mặt trên iOS và macOS. Nếu bạn đang sử dụng Android và Windows mà vẫn muốn trải nghiệm tính năng sắp xếp các todo và meeting cùng một chỗ, bạn có thể tham khảo TickTick (mình đang sử dụng) cùng bài viết giới thiệu của mình về phương pháp Timeboxing.
Một số bài blog được mọi người quan tâm ❤️
Những tiến bộ 1% của mình trong năm 2021 - Bên cạnh việc chia sẻ về những thí nghiệm trong năm qua, mình "tranh thủ" chia sẻ thêm những nguồn kiến thức mà mình tâm đắc nhất (newsletters, podcasts). Nếu bạn đang tìm kiếm cảm hứng cho 2022, mời bạn ghé đọc.
Những khó khăn khi chuyển từ Evernote sang Obsidian - Mặc dù mình rất muốn nhiều bạn chuyển sang Obsidian để trải nghiệm, nhưng mình cảm thấy rất tội lỗi nếu mọi người không hình dung được những khó khăn khi "di cư" từ một công cụ này sang một công cụ khác. Đó là lý do cho bài viết này.
Weekly learning: Phương pháp truy hồi kiến thức giúp ta học được nhiều hơn phương pháp bản đồ khái niệm
Link bài viết: Retrieval Practice Produces More Learning than Elaborative Studying with Concept Mapping
(bạn cần đăng ký thành viên để đọc bài viết này)
=== đây là phần tóm tắt article thuộc dự án Best reads '21. Bạn có thể truy cập lại phần tóm tắt bằng tiếng Anh ở trong trang Notion, qua đường link này nhé ===
Trong lúc lựa chọn bài viết để tóm tắt, mình thấy article này sát nhất với chủ đề mình đang tìm hiểu: cách xây dựng hệ thống kiến thức cá nhân để học và nhớ lâu hơn.
Bài viết là một chuỗi những thí nghiệm để đánh giá về hiệu quả của phương pháp truy hồi kiến thức (Retrieval Practice) so với phương pháp bản đồ khái niệm (Concept Mapping).
Trong đó, phương pháp bản đồ khái niệm (hay được gọi là mindmap) nổi tiếng hơn và *được cho rằng* có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trong rất nhiều thí nghiệm, kết quả lại chứng minh ngược lại.
Một vài mô hình thí nghiệm mà phương pháp truy hồi có hiệu quả hơn:
Dù hình thức đề thi là kiểm tra nguyên văn (verbatim) hay theo ý hiểu (inference)
Dù cùng một người thử hai phương pháp trong quá trình học
Dù đề thi yêu cầu kĩ năng truy hồi hay vẽ bản đồ khái niệm
Một sự thật thú vị bài viết này có nhắc đến đó là những người tham gia lại cho rằng việc đọc đi đọc lại kiến thức sẽ cho kết quả thi cao nhất, cao hơn cả hai phương pháp kể trên. Điều này có thể lý giải tại sao nhiều bạn sinh viên (trong đó có mình) thường lựa chọn học nhồi nhét trước mỗi kì thi, đọc đi đọc lại tới mức *tưởng là* mình đã nắm được bài rất chắc. Trên thực tế, kết quả mà cách này đem lại thấp hơn so với phương pháp truy hồi và cũng chỉ tương đương với bản đồ khái niệm mà thôi.
Mặc dù trên đây là những ý chính của bài, mình vẫn khuyến khích các bạn đọc thêm để tự rút ra những kết luận riêng cho bản thân nhé.
Best reads of ‘21 😊
Nếu như bạn bị lỡ số newsletter #50, thì mình đã bật mí dự án bí ẩn mà mình đã úp mở suốt 1 tháng vừa qua trong lá thư đó: Best reads of ‘21 🔥
Best reads of '21 là danh sách tổng hợp những bài viết có tầm ảnh hưởng sâu sắc nhất tới cách suy nghĩ trong công việc và cuộc sống của mình và một số người bạn ở Holistics.
Những người bạn này là những người mình đã trực tiếp làm việc cùng và thực sự ngưỡng mộ về cả trình độ chuyên môn lẫn tư duy logic. Họ là các founders, product managers, product designers, và marketer của Holistics.
Bạn có thể truy cập vào danh sách này qua đường link 👉 https://bit.ly/best-read-of-21, hoặc đọc bài viết giới thiệu (và tiện tay bấm nút share) trên Facebook của Many One Percents nhé :D :D
Chia sẻ với bạn bè về Many One Percents 🙏
Bạn thấy newsletter lần này thế nào? Có điều gì mình nên cải thiện không? Nhắn cho mình biết bằng cách reply email này nhé!
Nếu bạn cảm thấy nội dung của blog và newsletters hữu ích, bạn có thể cân nhắc ủng hộ cho dự án bằng một ly cà phê hoặc một tô phở bò hai trứng.
Hoặc đơn giản là bạn forward chiếc email này tới một người bạn của bạn thôi, cũng sẽ ý nghĩa với mình lắm lắm. Cám ơn bạn rất nhiều!
Như thường lệ, chúc bạn một buổi tối Chủ Nhật thư giãn và một tuần mới tràn đầy năng suất.
Thân,
Tuấn Mon