9 Comments

Oke Only Fans :)) Sign me up bro!

Expand full comment
author

Only-fe =)))) Hiểu nhanh đó Tùng =))))

Expand full comment
Oct 9, 2023Liked by Tuấn Mon

Em thấy chuyên mục On Life này hay thật nha, hy vọng chuyên mục này sẽ phát triển hơn nứa ạ ^^. Về phần câu hỏi On Life này, lúc em đọc câu hỏi này, trong đầu em ngay lập tức liên tưởng đến người Nhật và sự nổi tiếng về các quy trình làm việc máy móc, hệ thống và các hệ thống các quy tắc ứng xử của họ. Có một số lí giải là thực ra là những quy trình này giúp họ tiết kiệm nguồn lực trong việc suy nghĩ về cách phản ứng với vấn đề và hạn chế rủi ro vì họ chỉ việc follow một quy trình, trong thời gian dài thì nó sẽ trở thành phản xạ tự nhiên của họ khi gặp một vấn đề nào đó. Người khác nhìn vào sẽ cảm thấy họ đang tốn nhiều công sức để giải quyết một vấn đề nhưng thực ra họ đang giải quyết một cách effortless vì họ tiết kiệm rất nhiều thời gian trong việc suy nghĩ cách giải quyết và bắt tay vào làm luôn.

Em nghĩ nó giống lý thuyết Learning Curve, kiểu anh làm đủ nhiều một công việc lặp đi lặp lại thì năng suất anh càng nhanh vì anh đã quen với cách phản xạ với vấn đề và thời gian đưa ra quyết định giải quyết càng ngày càng ngắn. Huống chi anh là một người thích challenge nên em tin rằng tỷ trọng những vấn đề có độ phức tạp cao mà anh sẽ phải giải quyết sẽ cao hơn những vấn đề đơn giản. Nên là, em nghĩ một cách vô thức và effortless anh giải quyết những công việc đơn giản bằng quy trình tư duy phần lớn anh áp dụng để xử lý các công việc phức tạp. Vì anh dành nhiều thời gian để tư duy giải quyết những vấn đề phức tạp hơn nên anh cảm thấy thoải mái khi áp dụng nó để xử lý các công việc đơn giản vì việc xây một quy trình khác để giải quyết các vấn đề đơn giản chiếm tỷ trọng không cao có vẻ sẽ tốn nhiều công sức hơn với anh. Well, em nghĩ về cơ bản não bộ chúng ta vẫn là thích cái gì đó thoải mái đỡ tốn sức hơn.

Expand full comment
Oct 3, 2023Liked by Tuấn Mon

Thiệt thú vị là mình vừa tạo acc substack hôm nay và mình chỉ search thử 1 page bằng tiếng việt để xem mọi người sử dụng subtack ntn thì lại mò ra trang của bạn. Câu hỏi của bạn làm mình nhớ đến một người quen của mình, bạn ấy cũng có một lối xử lý vấn đề theo cách phức tạp hoá lên, còn mình thì thường có xu hướng "đơn giản bớt" vấn đề. Sau đó mình nghiên cứu và tìm được thông tin rằng mỗi người sẽ có 1 lối tư duy riêng khác nhau, được thiết kế và quy định như gen ấy, nên nếu thông tin được tiếp nhận phù hợp với quy trình tư duy của riêng bạn, thì nó sẽ là một bài toán khó và ngược lại.

Expand full comment
Oct 27, 2023Liked by Tuấn Mon

Theo mình nghĩ thì vấn đề ở đây khả năng là do xác định sai mục tiêu ngay từ ban đầu khi thực hiện công việc, không phải công việc nào cũng đòi hỏi kết quả cuối cùng phải đạt điểm 10 mà có khi tại thời điểm đó, tại giai đoạn đó nó chỉ cần đạt đến điểm 6 thôi chẳng hạn, do vậy mà nó cũng chỉ cần mình dành ra 60% sức lực và thời gian so với bình thường thôi.

Mình cũng gặp xu hướng tương tự trong công việc khi mà bất kể công việc gì, mình sẽ đều giành rất nhiều thời gian và công sức cho nó để đạt đến kết quả hoàn hảo nhất (theo mình thấy thế).

Tuy nhiên nó lại ngốn quá nhiều thời gian và công sức cho một đầu việc, trong khi công việc của mình đòi hỏi mình phải xử lý rất nhiều đầu việc trong một tháng, thành ra hiệu suất công việc của mình thực tế là không cao so với thời gian và công sức mình bỏ ra cho nó.

Dạo gần đây thì ở công ty mình yêu cầu tăng kết quả xử lý đầu ra lên, vì vậy mà mình bắt buộc phải giảm thiểu gần như là 50-60% công sức và thời gian mà mình dành ra cho mỗi đầu việc, nhưng kết quả cuối cùng trong tháng đấy của mình lại khá tốt, vẫn đảm bảo kết quả đầu ra mà mình lại có thêm nhiều thời gian và sức khỏe hơn để làm những công việc khác.

Mình khá vui với phát hiện này và thấy nó cũng có điểm tương đồng với câu hỏi bạn đưa ra nên mạn phép chia sẻ góc nhìn như vậy :D

Expand full comment
author

cảm ơn @HGBXN rất nhiều!!! Sau khi viết bài này và liên tục chiêm nghiệm, và có thử thay đổi cách mình phân tán năng lượng ở công ty, mình tự nhiên cảm thấy nhẹ nhàng hơn hẳn hehe. Chắc là mấy tháng nữa khi công việc mà mình đang làm có kết quả, thì mình sẽ biết đc xem cách này có hiệu quả không, cơ mà trước mắt thấy bản thân thoải mái là vui cái đã :">

Expand full comment
Oct 3, 2023Liked by Tuấn Mon

Thấy anh Mon bảo mọi người comment lên Substack là em phải lọ mọ lên cmt ngay chiếm bất động sản tốt :)))

Expand full comment

Dù chưa thực sự ngồi xuống để suy nghĩ về câu hỏi anh đưa ra trong số OL đầu tiên này, nhưng mà em đang rất mong đợi một forum rộn ràng để hóng chuyện :))

Expand full comment

Về câu hỏi, em không nghĩ là có câu trả lời, em chỉ có thêm câu hỏi biết đâu khi đọc xong anh lại thấy thêm góc nhìn nào đó nha.

Anh có thường tiếp nhận (và tìm kiếm) sự công nhận từ người khác (sếp, đồng nghiệp, người thân,...) khi giải quyết các vấn đề không? Cách anh đón nhận sự công nhận từ người khác như thế nào? Thường những vấn đề phức tạp sẽ được ghi nhận rõ ràng hơn, nên (có thể) để tiếp tục dành được sự công nhận, anh có xu hướng dồn tâm sức cho vấn đề phức tạp?

Khi xử lý được những vấn đề (quan trọng), anh có thường xuyên chậm một nhịp để reflect về điều mình đã xử lý, nhận biết cảm nhận, suy nghĩ của mình? Vì khi bản thân tổng kết, mình sẽ rà soát được cả những điều chính mình cảm thấy (sau khi tiếp nhận những lao xao, nhận xét từ bên ngoài).

He, mấy câu hỏi dựa trên những điều em đã và đang đi qua, hy vọng nó hữu ích chút ít nào đó nhe

Expand full comment