#99: Nếu bạn đã mất công lưu trữ kiến thức thì đây là cách để nhớ chúng
Newsletter hôm nay trễ, sr anh chị em
Heslo 500 anh chị em,
Giờ là 11:00 tối, và bây giờ mình mới chấm phím bắt đầu viết newsletter số 99 này.
Mình cũng khá lăn tăn vì bình thường mình không bao giờ viết newsletter vào giờ này cả, giờ là giờ lướt Instagram reel và gửi meme cho bạn bè lên giường đọc sách và chánh niệm về ngày vừa qua. Cơ mà nhớ mọi người quá, nếu phải đợi đến tuần sau thì khéo lại không nhớ nữa =)) Nên thôi, tranh thủ lúc tình cảm còn dạt dào, viết luôn cho nó nóng ♨️
Tuần vừa rồi của bạn thế nào? Bạn có đang thử nghiệm điều gì trong cuộc sống không? Nhắn cho mình biết với nhé!
Mình mới đi Penang (Malaysia) về tuần trước, nên tuần vừa rồi vẫn còn hơi bay bay =))
Review ngắn gọn là thời tiết hơi nóng nhưng mà đồ ăn ngon tuyệt cú mèo. Mình may mắn được nhiều người bạn gợi ý đủ các chỗ ăn uống local uy tín nên cứ thế mà đến thẳng quán thôi. Nếu bạn muốn tìm một nơi nào đó để du lịch ngắn ngày và trải nghiệm ẩm thực, văn hóa, thì đừng bỏ qua Penang nhé. Nếu bạn cần lịch trình chi tiết cũng như các chốn ăn chơi vjp pr0 siêu cấp thì hãy reply lại email này kèm theo một lời góp ý về điểm mà newsletters của mình cần cải thiện nhé. Đảm bảo mình sẽ phản hồi!
Alright, vào show thôi!
Nếu bạn đã mất công lưu trữ kiến thức thì đây là cách để nhớ chúng
Mình có một thói quen xấu: Cứ thấy bài viết, podcast hay video nào hơi hay hay là thế nào cũng sẽ bookmark lại, để “sau này có thời gian sẽ đọc”.
Kiểu như mọi người hay nói “khi nào rảnh đi uống cafe” nhưng cuối cùng chẳng có buổi cafe nào ấy
Danh sách những thứ mình muốn đọc/nghe/xem càng ngày càng dài và thứ duy nhất mình học được từ việc lưu trữ liên tục suốt mấy năm qua là trở nên thuần thục hơn trong việc phát hiện các nội dung hay để… lưu lại.
Với sự phát triển kì diệu của công nghệ, mọi việc càng trở nên “tuyệt vời” hơn: các thuật toán có thể lọc và gợi ý những nội dung phù hợp với sở thích, và thậm chí là tầm hiểu biết của mình hơn bao giờ hết.
Bạn đã bao giờ tự nhiên thấy Youtube gợi ý cho mình một video lạ hoắc, để rồi tới khi bấm vào xem bạn mới thấy nó hay vl chim én, và khi kéo xuống phần comment thì có mấy người kiểu “Thank you Youtube algorithm for bringing me here, this is one of the best videos I have ever watched” ? =))
Vấn đề nằm ở chỗ: thuật toán gợi ý càng chính xác, chúng ta lại càng có nhiều nội dung hay mà chúng ta “cần” phải tiêu thụ. Và khi quỹ thời gian và sự tập trung của chúng ta không thay đổi, việc càng ngày càng có nhiều thứ chúng ta thực sự quan tâm làm chúng ta cảm thấy bị ngợp, và luôn ở trong trạng thái cảm thấy thiếu thời gian trầm trọng. Nhưng thật khó để có thể dừng lưu trữ các nội dung mới mỗi ngày, bởi nếu không chúng ta sẽ “lỡ mất một cái gì đó hay ho thì sao?”.
Vấn đề này còn nghiêm trọng hơn đối với việc quản lý kiến thức: chúng ta đọc rất nhiều, ghi chú rất nhiều, rất chăm chỉ, để rồi cuối cùng không có đủ thời gian để ôn lại những thứ mình đã dành hàng giờ để tóm tắt và liên kết.
Chúng ta trở thành saver thay vì learner – một người giỏi lưu trữ kiến thức thay vì một người giỏi sử dụng kiến thức. Và với khối lượng kiến thức được lưu trữ trở nên ngày càng lớn (thật dễ thấy), chúng ta lầm tưởng rằng mình đã học được rất nhiều.
Hóa ra tất cả những gì chúng ta học được là kĩ năng lưu trữ.
Đây chính là cái bẫy mà mình đã vấp phải, và đang vùng vẫy thoát ra.
Câu hỏi bây giờ là: làm sao để có thể tận dụng được các kiến thức mà mình đã ghi chú trong khi vẫn có thể duy trì việc tìm kiếm và lưu trữ các thông tin mới?
Và thế là công cuộc đi tìm kiếm giải pháp để trả lời câu hỏi bắt đầu. Cụ thể, giải pháp mình mong muốn phải đáp ứng 3 tiêu chí:
Khi mình muốn tìm kiếm một thứ gì đó, mình có thể tìm ở trên Google (mặc định lâu nay vẫn vậy)
Đồng thời mình cũng muốn tìm kiếm cùng nội dung đó trong các note mình đã ghi chú hoặc các bookmark mình từng lưu – để xem xem mình từng đọc gì về nó chưa
Số (1) và số (2) phải diễn ra đồng thời, vì nếu không sẽ rất tốn thời gian
Và trên Internet thực sự có hai giải pháp như vậy dành cho mình.
Hai giải pháp này là gì? Mời bạn ghé blog của mình để đọc tiếp nhé!
Câu hỏi của tuần
Nếu được lựa chọn một trong hai, bạn sẽ:
Kiếm tiền bằng cách làm một cái gì đó mình rất thích, nhưng chưa chắc đã giỏi, hay
Kiếm tiền bằng cách làm một cái gì đó mình rất giỏi, nhưng chưa chắc đã thích?
Mình không muốn câu trả lời của mình ảnh hưởng tới câu trả lời của bạn, nên mình sẽ chia sẻ suy nghĩ của mình trong số newsletter sắp tới (số đặc biệt của năm). Còn bạn, nếu bạn cảm thấy thích câu hỏi này, đừng ngại reply email này và nhắn cho mình biết nhé, hoàn toàn riêng tư và không hề đánh giá.
Làm luôn cái poll cho mọi người cùng xem bạn đọc của Many One Percents như thế nào nhé :))
Cảm ơn bạn đã đọc tới đây. Đừng ngại chia sẻ email này tới bạn bè nếu bạn thấy nó hữu ích.
Như thường lệ, nếu có điều gì newsletter này làm bạn suy nghĩ, đừng ngần ngại reply email này và chia sẻ với mình nhé, hoàn toàn riêng tư ✌️
Chúc bạn một giấc ngủ ngon và một tuần mới năng suất!
Thân,
Tuấn Mon
Em đang gặp đúng tình trạng save hàng chục cái link, mở tạm hàng chục chrome tabs nghĩ là "sẽ có lúc cần đọc" nhưng thực tế chả bao giờ đọc được, và cũng đang rất vùng vẫy :D
Thậm chí có bài dài em cứ đọc nửa bài rồi lại để đấy.
Trong bài viết anh có đề cập là làm sao để "đọc xong thì giữ được kiến thức", anh có thể chia sẻ thêm 1 bước trước đấy, trả lời câu hỏi "lưu về rồi làm sao để thực sự đọc hiệu quả" được không? Sau cùng anh có thực sự đọc hết 61 cái link đã lưu ở trên kia không?
Tuấn Mon dùng bao nhiêu thiết bị khi take notes vậy?
1. PC
2. Laptop
3. Phone
bạn có giống mình không?
mới vào tải thử Obsidian nhưng muốn sync thì phải mất $ nên đang hơi rén một chút